Quản lý dịch hại Quýt hồng

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây quýt hồng thường gặp một số loài côn trùng, nhện gây hại và các bệnh sau:

Côn trùng và nhện gây hại

  • Nhóm nhện (nhện đỏ, nhện trắng, nhện vàng) nhện đỏ (Panonychus citri) là phổ biến và chiếm mật số cao. Nhện tấn công trên lá và trái, chúng chích, cạp, hút nhựa của lá và trái.

Trên lá vết cạp, hút để lại những chấm nhỏ li ti trên mặt lá, lá bị hại có thể khô dính lại trên cây trong một thời gian dài sau đó.Trên trái, nhện thường sống tập trung ở cuốn trái, đít trái và phần lõm của vỏ trái. Khi trái còn non nhện chích và hút dịch ở lớp biểu bì làm vỡ tuyến tinh dầu trên vỏ trái, sau đó vỏ trái bị biến màu, các vết thương trên vỏ trái khô dần tạo nên những đóm sần sùi trên vỏ trái hay còn gọi là da cámPhòng trị bằng cách phun thuốc hoá học như Comite, Trebon, Pegasus, Bi 58, Phosalone, Kelthane, Zineb nếu có nhện xuất hiện định kỳ 15-21 ngày phun một lần.

Trứng được đẻ gần gần gân chính của lá. Sau khi nở, sâu đục lòn dưới mặt lá thành những đường hầm giữa hai mặt lá để ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục. Sâu ăn tới đâu thường bài tiết tới đó, vệt phân kéo dài một đường liên tục thành một sợi chỉ dài. Đường đục rộng dần lên theo độ tuổi của sâu.Nếu bị gây hại nặng thì lá quýt có triệu chứng lá bị cong queo lại, kích thước lá giảm rõ rệt, từ đó làm giảm khả năng quang hợp của lá, chồi non ngừng tăng trưởng và có thể trơ trụi không có lá.Sâu vẽ bùa còn là nguyên nhân lan truyền và phát triển bệnh loét do vi khuẩn xathomonas campestris gây nên.Phòng trị bằng cách phun thuốc hoá học như: Confidor, Dầu Oleoestec ngoài tác dụng diệt ấu trùng còn có khả năng diệt trứng.Ngoài ra có thể phòng ngừa bằng cách tỉa cành, bón phân hợp lý, cắt tỉa cùng lúc để chồi ra đồng loạt để hạt chế lây lan sâu vẽ bùa liên tục trong năm.

Sâu tấn công khi trái còn rất nhỏ, vết đục tạo nên những u, sần trên trái. Nếu bị năng trái sẽ rụng, khi sâu tấn công lúc trái lớn để lại u, sần rất to làm mất giá trị thương phẩm của trái, mặc dù chất lượng thịt trái không bị ảnh hưởng.

Phòng trị

Theo dõi, phát hiện triệu chứng sâu mới gây hại trên trái khi cây vừa tường trái.Thu gom những trái đang nhiễm đem chôn để diệt trừ sâu gây hạiNếu thường xuyên bị nhiễm có thể phun thuốc đặc trị khi trái còn non, phun hai lần liên tiếp mỗi lần cách nhau 7-10 ngày

Bệnh gây hại

  • Bệnh loét (ghẻ lõm)

Vết bệnh lúc đầu nhỏ, hơi úng nước, có màu xanh đậm, xung quanh có màu quần vàng, vết bệnh sau đó lớn dần có màu vàng nhạc và nâu nhạt, mọc nhô lên mặt lá, vỏ trái hoặc vỏ cành. Kích thước vết bệnh từ 1-5mm, vết bệnh có hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi, nhìn kỹ ở giữa vết bệnh có lõm xuống, nhiều vết bệnh liên kết lại tạo thành mảng lớn hình dạng bất địnhBệnh thường gây hại cả trên lá, trái và cành. Bệnh thường lây lan và gây hại nặng vào mùa mưa do ẩm độ không khí cao, hoặc do mưa làm văng nguồn bệnh từ lá bệnh sang lá khác. Các vườn trồng dày, bón nhiều đạm, vườn cây con thường bị nhiễm nặng hơn.Phòng trị: Cắt tỉa cành, lá, trái bị bệnh. Thu gom các cành lá, trái bị bệnh rụng đem tiêu hủy, nhất là trước khi tưới nước ra hoa phải đảm bảo vườn sạch bệnhKhông phun nước tưới lên tán lá vào buổi chiều mát, chỉ tưới vào gốc cây không tưới thừa nước. Tăng cường bón thêm phân kali cho vườnPhun ngừa bằng các loại thuốc gốc đồng như Copper Zin 85WP, Coc 85WP, Kocide với liều lượng 20-30g cho bình 8lit. Phunvào giai đoạn trước khi mùa mưa đến hoặc trước khi tưới nước ra hoa.Phun trị bằng các loại thuốc sau: Kasuran 50WP, New Kasuran 16,6 WP, Kasumin 2L, Starner 20WP, Sasa 40WP, Batocide 12WP, Cuprimacin 500 81WP với liều lượng 20-30g cho bình 8lít thời gian 7-10 ngày phun một lần

  • Bệnh vàng lá rụng lá (thối rễ vàng lá chết nhanh)

Cây bệnh lá vẫn lớn bình thường, nhưng gân lá có màu vàng trắng, phiến lá ngã màu vàng xanh sau đó rụng đi, nhất là khi có gió hoặc ta lắc nhẹ cây. Các lá già rụng trước sau đó đến các lá trên, nhìn vào cây thấy gốc trơ trụi chỉ còn lại đọt láLúc đầu bện chỉ biểu hiện ở một vài nhánh vàng lá rụng lá, sau đó toàn bộ cây sẽ bị rụng lá. Cây bệnh cho nhiều chồi ngắn nhỏ, nhiều hoa, trái, trái chua và cuối cùng cây chết hẳn. Đào rễ lên thấy phía cành bị rụng lá rễ bị thối, vỏ rễ tuột khỏi phần gỗ, rễ bị sọc nâu lan dần vào rễ lớn. Bệnh nặng tất cả các rễ đều bị thối cây chết.Bệnh do nấm Fusarium solani tấn công vào chóp rể làm rễ bị thối. Cây bị ngập úng, xiết nước ra hoa làm rễ suy yếu hoặc do tuyến trùng (Pratylenchus coffea, Radopholus similis, Tylenchulus semipenetrans, Meloidogyne sp.) tương quan với nấm fusarium solani và kết hợp với nấm Penicillium và Aspergiluss (phân huỷ gỗ), sẽ làm rễ cây bị bệnh nặng hơn.Phòng trị thường xuyên thăm vườn theo dõi phát hiện sớm bệnh, cắt bỏ những rễ bị thối thối. Bón thêm phân lân, kali tăng khả năng đề kháng của rễ đối với bệnh hoặc tưới MKP để phục hồi nhanh hơn. Sử dụng các loại thuốc sau Thiram 85WP, Benomyl 50WP, Ridomil 72WP, Deroral 70WP,… với liều lượng 30-50g cho một bình 8lít.